Hiện tượng kinh nguyệt

Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.

Hình minh họa - www.mr-condom.net

Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ± 7 ngày. Đa số phụ nữ có những chu kỳ chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao động đến một tuần, nửa tháng. Các bạn gái mới lớn kinh nguyệt có thể chưa ổn định, còn dao động nhiều. Phụ nữ sắp mãn kinh cũng có kinh nguyệt thất thường. Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh mau, dài trên 35 ngày gọi là kinh thưa.

Số ngày có kinh (số ngày hành kinh) trung bình 3–5 ngày. Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn, nếu hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Mỗi chu kỳ đều lặp lại một quá trình tương tự gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn trước rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Estrogen do nang trứng tiết ra nên còn gọi là giai đoạn Estrogen hay giai đoạn trứng/giai đoạn noãn. Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên hành kinh trong chu kỳ kinh.

Giai đoạn sau rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Progesteron do hoàng thể tiết ra (hoàng thể là thể thoái hoá của nang trứng sau khi trứng rụng) nên còn gọi là giai đoạn Progesteron hay giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn này kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau.

Ở từng giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng trứng và niêm mạc tử cung

Những thay đổi trong một chu kỳ kinh nguyệt

Những thay đổi của buồng trứng

Giai đoạn 1: Giai đoạn Estrogen

Vài giờ trước khi phóng noãn có hai hiện tượng đồng thời xẩy ra dưới tác dụng của Progesteron là:

• Các tế bào nang trứng chín giải phóng các Ezym tiêu huỷ Protein làm cho thành nang bị phá huỷ trở nên mỏng và yếu hơn.

• Tăng sinh các mạch máu ở thành nang đồng thời tại đây Prostaglandin cũng được bài tiết. Dưới tác dụng của nội tiết tố này các mao mạch giãn ra và tăng tính thấm làm cho huyết tương thấm vào trong nang. Cả hai tác dụng trên làm cho nang căng phồng trong khi thành nang lại mỏng, yếu vì vậy nang sẽ vỡ ra và giải phóng noãn khỏi nang trứng. Hiện tượng phóng noãn thường xẩy ra vào thời điểm 13 – 14 ngày trước khi có kinh lần sau. Thông thường mỗi chu kỳ chỉ có một nang trứng vỡ và xuất noãn ở cả hai buồng trứng. Lúc thoát ra ngoài buồng trứng, nó sẽ được tóm vào đầu mở, di động của vòi trứng và bắt đầu di chuyển về phía tử cung.

Sau khi rụng trứng sẽ có hai khả năng xẩy ra:

• Nếu trứng được thụ tinh trong vòi trứng, thì chu kỳ kinh nguyệt dừng lại và bắt đầu quá trình thai nghén.

• Nếu trứng không được thụ tinh, thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp tục theo một mô hình cố định, cho tới khi xuất hiện những giọt máu đầu tiên báo hiệu sự bắt đầu của một chu kỳ tiếp theo.

Giai đoạn 2: Giai đoạn Progesteron

Sau khi phóng noãn tuyến yên vấn tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của hai hormon này mà trong đó LH nhiều hơn, một ít tế bào hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến đổi nhanh chóng để trở thành hoàng thể. Dưới tác dụng của LH hoàng thể đã bài tiết một lượng lớn Progesteron và Estrogen đồng thời mạch máu phát triển mạnh trong hoàng thể. Khi nồng độ Progesteron và Estrogen đạt cực đại sẽ gây phản ứng feedback lên tuyến yên làm giảm FSH và LH nên khoảng hai ngày cuối cùng của chu kỳ hoàng thể đột nhiên bị thoái hoá, nồng độ Progesteron và Estrogen đột ngột hạ thấp và điều đó làm cho niêm mạc tử cung bong ra, chảy máu và kinh nguyệt bắt đầu diến ra.

Những thay đổi của Tử cung

Sự thay đổi trong tử cung là kết quả sự thay đổi trong buống trứng và cũng theo hai giai đoạn là trước và sau khi rụng trứng. Tuy nhiên tử cung có một giai đoạn thứ ba ngắn, một vài ngày trước khi hành kinh, khi tất cả những thay đổi đã được loại bỏ. Những thay đổi trong nửa đầu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt (trước khi rụng trứng).

Giai đoạn 1: Sau khi hành kinh niêm mạc tử cung chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm và sót lại một ít tế bào biểu mô nằm tại đáy các tuyến. Dưới tác dụng của Estrogen, các thành phần này tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt của niêm mạc tử cung được biểu mô hoá trở lại trong vòng 4 - 7 ngày sau hành kinh. Niêm mạc dày dần lên, các tuyến dài ra và mạch máu phát triển. Đến cuối giai đoạn này niêm mạc tử cung dày khoảng 3 - 4 mm. Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo cổ tử cung. Lớp dịch này tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.

Giai đoạn 2: Ngoài tác dụng của Estrogen còn có thêm tác dụng rất lớn của Progesteron làm cho niêm mạc của tử cung dày nhanh và bài tiết dịch.

Các tuyến càng dài ra, cong queo, chứa đầy các chất tiết. Bào tương của tế bào đệm tăng lên, lắng đọng nhiều lypid và glycogen. Các mạch máu phát triển trở nên xoắn lại và cung cấp máu cho niêm mạc tử cung cũng tăng lên. Một tuần sau khi phóng noãn, niêm mạc tử cung dày tới 5 - 6 mm. Điều này tạo ra một kiểu niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào buồng tử cung.

Giai đoạn 3: Khoảng hai ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hoá. Nồng độ của Estrogen và Progesteron đột ngộ giảm xuống mức rất thấp. Điều này dẫn đến việc cung cấp máu cho lớp nội mạc tử cung dầy hơn bị ngừng lại làm cho chúng teo khi đi giống như vẩy trên một vết thương và sau một vài ngày toàn bộ lớp nội mạc bị lột bỏ. Tử cung co bóp và cùng với một lượng nhỏ chất dịch pha máu, nó dọn sạch cái vẩy đó đi.

Chất dich lẫn máu sẽ chảy ra khỏi âm đạo trong 3 - 5 ngày, cho tới khi nội mạc cũ hoàn toàn bị tống ra ngoài tử cung. Kết quả gọi là kinh nguyệt, hoặc hành kinh hay thấy kinh, đến tháng .

Lượng máu mất trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13 ± 24,76 ml và máu kinh nguyệt (gồm máu và dịch) là máu không đông.

Sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của Estrogen được bài tiết từ các nang trứng phát triển ở buồng trứng trong chu kỳ mới. Cùng với ngày có kinh đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt trước kết thúc và một chu kỳ mới lại bắt đầu. Chu kỳ mới lại lặp lại những thay đổi giống như trên trong các buồng trứng và điều này dẫn đến những thay đổi trong tử cung.



Nguồn: Blog Giáo Dục Giới Tính Online

 

Xem tuổi dậy thì và những thay đổi  về tâm lý ở NAM

Dậy thì sớm ở bạn Nữ

Dậy thì muộn ở bạn Nữ

Cấu tạo cơ quan sinh dục Nữ

Sự phát triển của vú

Hiện tượng kinh nguyệt

Rối loạn king nguyệt và kinh thưa

Hiện tượng vô kinh

Rông kinh, rong huyết và thống kinh

Cường kinh, thiểu kinh và hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh

Thủ dâm ở Eva

 

Leading Cloud Surveillance, Recording and Storage service; IP camera live viewing

Leading Enterprise Cloud IT Service; cloud file server, FTP Hosting, Online Storage, Backup and Sharing

Powered by FirstCloudIT.com, a division of DriveHQ, the leading Cloud IT and Cloud Surveillance Service provider since 2003.