Gừng: Vị thuốc đa năng của mỗi gia đình

Trở về trang đầu

Khi bị cảm cúm với triệu chứng đau đầu phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hơi nôn, có thể dùng gừng tươi 15 g, tỏi 6 nhánh sắc lấy nước, cho chút đường uống lúc còn nóng, sau đó nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày làm một lần. Đây chỉ là một công dụng đơn giản của gừng.

    Những nghiên cứu gần đây cho thấy, gừng có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư và phòng sỏi mật.

    Theo Đông y, gừng tươi có tính cay, hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thủy, giải độc; dùng chữa ngoại cảm, nôn mửa, bụng đầy, ho nhiều đờm, giải độc cua cá. Gừng khô đã bào chế có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, có tác dụng ôn trung, tán hàn, thông mạch, chữa thổ tả, đau bụng, chân tay lạnh, mạch nhỏ, phong, hàn. Dân gian thường dùng gừng chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi ngoài lỏng, cảm mạo phong hàn, ho mất tiếng...

  
Một số bài thuốc có gừng:

Cảm sốt, sợ rét, không mồ hôi:
Dùng gừng tươi 3 lát, củ cải 1 củ, rễ rau cải trắng 3 cái, nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát. Uống 2 lần lúc nóng ấm. Nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Cảm lạnh, sợ rét, đau mỏi, không mồ hôi: Dùng gừng tươi 10 g, lá chè 6 g, lá tía tô 10 g, lá kinh giới 10 g, đường đỏ 30 g. Cho nước vừa đủ, đun sôi 20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi nước nóng ấm, ngày 2 lần.

Người già bị hen suyễn: Gừng tươi 15 g, trứng gà 1 quả. Gừng thái nhỏ, đập trứng vào đánh đều, xào chín, ăn khi nóng. Hoặc: Dùng gừng tươi 10 g, xuyên bối mẫu, trần bì, ngũ vị tử, bắc tế tân mỗi thứ 3 g, mật ong 16 g, nước cam 90 ml; cho tất cả vào bát, trộn đều, hấp cách thủy cho chín. Chia ăn 3 lần trong ngày.

Viêm phế quản mạn tính: Gừng tươi 50 g, rễ cây chè 100 g, mật ong, nước vừa đủ. Sắc gừng, rễ chè cho sôi độ 10-15 phút, rót nước ra, cho mật ong vào khuấy đều, bỏ vào lọ, dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g.

Tiểu đường: Gừng khô 50g, mật cá diếc 3 cái. Gừng sao, tán nhỏ, cho mật cá vào trộn, vê thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 5-6 viên. Hoặc: Gừng tươi 5 g, chè xanh 6 g, nước 500 ml. Đun cạn còn 350 ml, cho muối ăn 4 g vào khuấy đều. Uống hết thuốc trong ngày.

Tứ chi tê dại: Gừng tươi 60 g, hành 120 g, giấm 120 g. Tất cả cho vào nồi đun sôi, xông tay chân tê, ngày 1 lần.

Nấc liên tục không dứt: Gừng tươi 30 g, mật ong 30 g. Giã gừng vắt lấy nước, cho mật ong vào, trộn đều, cho thêm tí nước ấm, uống từ từ, nín hơi mà uống.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Gừng có thể làm giảm bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai

     Bệnh dạ dày là một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Theo các bác sĩ, hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua giai đoạn ăn khó tiêu, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa vào buổi sáng.

     Nhiều phụ nữ mang thai rất sợ dùng thuốc vì nó có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy họ hay dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ gừng thay các loại thuốc để điều trị bệnh dạ dày. Gừng là một phương pháp cổ truyền dùng để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày và nó được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

     Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí sản - phụ khoa cho biết bác sĩ Caroline Smith và các cộng sự của ông ở Trường ĐH miền Nam nước Úc ủng hộ việc dùng gừng để điều trị bệnh dạ dày ở phụ nữ đang mang thai. Trước đây, các bác sĩ thường cho phụ nữ mang thai bị bệnh dạ dày dùng vitamin B6.

     Tóm lại, những cuộc nghiên cứu trên đều ủng hộ việc sử dụng gừng rộng rãi để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày đối với  phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm rõ vấn đề này.

   

Trở về trang đầu


Leading Cloud Surveillance, Recording and Storage service; IP camera live viewing

Leading Enterprise Cloud IT Service; cloud file server, FTP Hosting, Online Storage, Backup and Sharing

Powered by FirstCloudIT.com, a division of DriveHQ, the leading Cloud IT and Cloud Surveillance Service provider since 2003.